Theo Đất Việt Online
Người tiêu dùng Trung Quốc chưa định thần sau thông tin “gạo nhựa” thì lại choáng váng khi có thông tin thịt lợn nhiễm chất “bột thịt nạc” - Clenbuterol xuất hiện tràn lan trên thị trường khi Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng gấp 3 - 5 lần ngày thường.
Theo AP, hiện nay có rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Trung Quốc trộn “bột thịt nạc” Clenbuterol, loại phụ gia độc hại bị cấm sử dụng từ lâu, vào thức ăn chăn nuôi. “Việc thêm clenbuterol vào thức ăn khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường. Bột này có tác dụng đốt mỡ, tạo nạc khiến lợn giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Thịt lợn nhiễm clenbuterol có màu hồng tươi ngon. Màu sắc này giữ được rất lâu so với thịt không nhiễm hóa chất”, Văn Bình, biên tập viên trang tin điện tử The Pig Site phát biểu trên AP.
Khi ăn phải thịt nhiễm clenbuterol sẽ tổn hại đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và có thể gây chết người. Mặc dù đã bị Chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng trong chăm nuôi từ năm 1990, nhưng vì lợi nhuận nhiều chủ trang trại vẫn lén lút sử dụng. “Các trang trại lợn lớn thường không dùng clenbuterol vì nếu bị bắt sẽ thiệt hại lớn. Nhưng còn hàng triệu trang trại nhỏ khác và họ có một thị trường rộng lớn”, Phan Trấn Quân, chuyên gia theo dõi hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thuộc ngân hàng Rabobank, đánh giá. “Do nhầm tưởng là thịt ngon, nhiều người dân Trung Quốc thích lựa chọn loại thịt này, nên nhà cung cấp thực phẩm đôi khi còn đòi chủ trang trại bán cho họ thịt lợn nhiễm Clenbuterol”, Phan cho biết thêm. Hiện chưa có con số thống kê chính xác nguồn thịt lợn ở Trung Quốc nhiễm độc chất này. Theo đánh giá của giới quan sát, mặc dù Trung Quốc có các quy định cấm sử dụng “bột thịt nạc”, nhưng việc thực thi các quy định đó lại rất lỏng lẻo. Người vi phạm thường được trả tự do sau khi nộp một khoản tiền phạt. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol như “bắt cóc bỏ đĩa”. Trung Quốc cũng xây dựng những trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch, nhưng hầu hết ở gần Bắc Kinh và một số thành phố lớn.
Khi ăn phải thịt nhiễm clenbuterol sẽ tổn hại đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và có thể gây chết người. Mặc dù đã bị Chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng trong chăm nuôi từ năm 1990, nhưng vì lợi nhuận nhiều chủ trang trại vẫn lén lút sử dụng. “Các trang trại lợn lớn thường không dùng clenbuterol vì nếu bị bắt sẽ thiệt hại lớn. Nhưng còn hàng triệu trang trại nhỏ khác và họ có một thị trường rộng lớn”, Phan Trấn Quân, chuyên gia theo dõi hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thuộc ngân hàng Rabobank, đánh giá. “Do nhầm tưởng là thịt ngon, nhiều người dân Trung Quốc thích lựa chọn loại thịt này, nên nhà cung cấp thực phẩm đôi khi còn đòi chủ trang trại bán cho họ thịt lợn nhiễm Clenbuterol”, Phan cho biết thêm. Hiện chưa có con số thống kê chính xác nguồn thịt lợn ở Trung Quốc nhiễm độc chất này. Theo đánh giá của giới quan sát, mặc dù Trung Quốc có các quy định cấm sử dụng “bột thịt nạc”, nhưng việc thực thi các quy định đó lại rất lỏng lẻo. Người vi phạm thường được trả tự do sau khi nộp một khoản tiền phạt. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol như “bắt cóc bỏ đĩa”. Trung Quốc cũng xây dựng những trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch, nhưng hầu hết ở gần Bắc Kinh và một số thành phố lớn.